GIẢI PHÁP GIÚP CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – NHẬN ĐỊNH CỦA ÔNG NGÔ THẾ VƯƠNG, PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM VITIT.

” Cần phải coi làng nghề truyền thống là di sản để bảo tồn và phát triển hội nhập”

– Làng nghề đối mặt nhiều thách thức.

Theo số liệu của Sở Công thương, riêng khu vực Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề tồn tại hàng trăm năm nay.
– Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội ngày càng hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài bởi những giá trị lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề.
– Bên cạnh những lợi ích về kinh tế – xã hội, các làng nghề còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa.

– Tuy nhiên, môi trường, hoạt động sản xuất và cảnh quan của các làng nghề hiện nay đang bị biến đổi bởi tác động của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Môi trường các làng nghề sản xuất và vận hành kinh doanh bị ô nhiễm. Sản phẩm có sự thay đổi theo xu hướng tiêu dùng của thị trường; những sản phẩm thủ công mất dần theo thời gian; một số sản phẩm độc đáo, đặc sắc vẫn duy trì được nhưng chỉ tập trung ở một số gia đình nghệ nhân, hoặc một số công ty lớn gia nhập tích hợp và lĩnh hội kết hợp văn hóa ngoại lai.

– Quá trình đô thị hóa cùng với hoạt động sản xuất đã khiến cho không gian kiến trúc, cảnh quan của các làng nghề bị phá vỡ: các ngôi nhà truyền thống bị phá bỏ để xây mới; các công trình văn hóa dân gian công cộng bị lấn chiếm, biến đổi… Những thách thức trên đang cản trở sự phát triển của các làng nghề theo hướng bền vững. Nhận định của chuyên gia về phát triển sản phẩm mang tính biểu thị và thương hiệu Việt, ông NGÔ THẾ VƯƠNG – Phó Giám đốc Trung tâm VITIT nhận định sản phẩm làng nghề cần thay đổi cả tư duy và chiến lược kinh doanh trong sản xuất và kinh doanh hội nhập quốc tế!

Một là: Cần quản lý, khai thác làng nghề như những di sản.
Cần chú trọng công tác nghiên cứu quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Có chính sách hỗ trợ các làng nghề trong việc quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa các làng nghề. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của các địa phương tỉnh và thành phố trên toàn quốc, trong đó có sản phẩm du lịch của làng nghề.

Hai là: Hướng nghiệp và Đào tạo đội ngũ phát triển sản phẩm.
Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thợ thủ công mỹ nghệ có trình độ thẩm mỹ, kiến thức khoa học, sự hiểu biết về truyền thống và văn hóa làng nghề. Nhất là tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân đối với việc bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề.

– Ba là: Luôn đổi mới sáng tạo cho sản phẩm mà vẫn giữ được nét truyền thống và tinh hoa.
Dưới góc độ hội nhập, nếu giữ nguyên bản giá trị tinh thần về sản phẩm, thì sản phẩm sẽ không thể cạnh tranh được với các dòng sản phẩm thay thế ra đời sau. Công nghệ, chất lượng, bảo quản và quảng cáo luôn mạnh hơn về ưu thế. Vậy chỉ còn cách sản xuất theo đơn đặt hàng và lồng ghép giá trị văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Lấy ví dụ một chiếc nón lá khi sản xuất vẫn mang đậm nét Huế, nhưng chủ đạo sản xuất để xuất khẩu sẽ là đồ trưng bầy Decor bằng chất liệu đồng thau.
Giá trị sản phẩm nhận lên gấp nhiều lần.

– Bốn là: nghiên cứu ứng dụng văn hóa du lịch làng nghề.
Bảo tồn trên cơ sở đánh giá đầy đủ giá trị kiến trúc cảnh quan làng nghề, đề xuất các giải pháp bảo tồn công trình và quy hoạch bảo tồn thích ứng. Lưu ý các yếu tố tạo nên hình ảnh đặc trưng làng nghề truyền thống. Đối với từng đối tượng, cần ban hành quy chế bắt buộc và hướng dẫn tu bổ, cải tạo hoặc xây mới.
Về quản lý kiến trúc, cần hoàn thiện các công tác như: đánh giá quỹ di sản để làm cơ sở cho công tác bảo tồn và khai thác, phát triển sản xuất gắn liền thăm quan và trải nghiệm du lịch.các thiết kế tổng quan trong du lịch làng nghề là một thể thống nhất và liên kết vùng tạo thành chuỗi dịch vụ.

– Hoàn thiện tổ chức quản lý, bao gồm hệ thống quản lý nhà nước và Hiệp hội làng nghề. Hoàn thiện nội dung quản lý, bao gồm quy hoạch bảo tồn, cấp phép cải tạo, quyền lợi và trách nhiệm, phân bổ lợi nhuận v..v..

– Năm là: Các làng nghề cần học tập và nâng cao kỹ năng trong ứng dụng công nghệ quảng cáo.
AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển trên xu thế công nghệ quốc tế, các làng nghề cần được học tập và xây dựng chiến lược quảng cáo mạnh mẽ, đẩy mạnh thương hiệu ra thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa Việt.
Việc quảng cáo sản phẩm trong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số cần thể hiện tích hợp với vai trò tiên phong, giúp cho các làng nghề mạnh mẽ, phát triển cả về chất lượng và giá cả.

Trung tâm VITIT

Bài viết liên quan